097.929.8888 - 089.999.8668 thanhthanhtungstones@gmail.com

CHI TIẾT TIN TỨC

Home   /  Tin tức

Nhà thờ họ - công trình văn hóa có ý nghĩa tâm linh


Từ lâu trong tiềm thức người dân Việt Nam, ý nghĩa về tâm linh về tổ tiên cội nguồn luôn chiếm một vị trí sâu thẳm trong tâm hồn, thể hiện truyền thống " uống nước nhớ nguồn", " ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại thì nhu cầu xây dựng nhà thờ họ ngày càng phổ biến một phần vì kinh tế đi lên, một phần vì con người càng có ý thức gìn giữ những giá trị cội nguồn.

Nhà thờ họ là gì?

Nhà thờ họlà nơi lưu giữ gia phả, văn tự cổ cùng những sắc phong, tượng thờ, bài vị cùng những điển tích về dòng họ. Mặt khác, nhà thờ họ cũng là nơi lưu giữ những di vật của tổ tiên. Đây có thể được coi như một bảo tàng thu nhỏ của dòng họ bởi nó chứa đựng rất nhiều thông tin về dòng họ. Nội thất bên trong nhà thờ được sắp đặt trang nghiêm, có thứ tự rõ ràng, có chủ ý thể hiện những thông tin về gia đình, dòng họ được kết cấu một cách chu đáo, đầy đủ để con cháu trong họ cũng như người ngoại tộc có thể hiểu khá tường tận về lịch sử của dòng họ cùng những con người, những danh nhân của dòng họ.
Nhà thờ họ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống

Nhà thờ họ bao gồm những công trình nào?

Việc xây dựng nhà thờ họ để làm nơi thờ cúng tổ tiên là việc làm vừa thể hiện tính nhân văn sâu sắc, vừa thể hiện truyền thống văn hóa, tôn giáo và bản sắc của dân tộc Việt Nam ta. Con cháu dù đi đâu nhưng vẫn luôn luôn tưởng nhớ về tổ tiên đã khai sáng, tạo lập ra dòng họ mình.

+ Cổng tam quan: thể hiện cho ba pháp ấn: 3 chân lý của nhà Phật đó là vô thường, vô ngã và khổ. Vô thường có nghĩ là thường, vô ngã là thường và khổ cũng là thường và đây trở thành 3 cửa giải thoát đó là cửa không, vô tướng và vô tác. Đức Phật muốn chỉ cho con người biết tới cảnh giới của Hưu tình không nên người đã dùng vô thường, vô ngã để dẫn tới cõi Niết Bàn Tịch Tịnh.

+ Bậc tam cấp: từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng 3 bậc thềm trước nhà để lấy lối đi ra đi vào, lối đi lên đi xuống ngoài sân trong nhà. Tuy nhiên, có nhiều công trình, tam cấp được xây với số bậc nhiều hơn như 5, 7, 9 và tuân theo quy luật “thiên – địa – nhân” trong đất trời, mà con người chính là một trong 3 yếu tố đó. Vì thế muốn sống hài hòa, hợp nhất với tự nhiên thì bậc thềm của mỗi công trình cũng cần phải được hòa hợp theo thuyết tam sinh đó. Tam cấp trong tên gọi chính là 3 cấp Thiên – Địa – Nhân trong thuyết tam sinh tương ứng.
Bậc tam cấp sẽ thể hiện được sự uy nghi của công trình

+ Lan can đá: Phần hàng rào cao cấp bao quanh những công trình tâm linh như những khu lăng mộ đá, đền thờ, khuôn viên nhà chùa để bảo vệ lăng mộ được an toàn, cảnh quan văn minh, lịch sự. Trong phần lan can đá, hoa văn cũng được trang trí tỉ mẫn, tinh tế mang đậm giá trị truyền thống, nhân văn
+ Tay vịn rồng: Thường được làm bò theo bậc tam cấp trước cửa nhà nhà thờ họ, đình chùa … làm tăng thêm vẻ đẹp cũng như mang lại ý nghĩa to lớn trong phong thủy cho các công trình kiến trúc.

+ Chiếu rồng đá: Sản phẩm có tính nghệ thuật cao mang nhiều giá trị tâm linh sâu sắc và tượng trưng cho quyền lực, sức mạnh. Trong phong thủy chiếu rồng đá được dùng để đuổi tà ma, âm hồn vong linh xấu nên thường được để phía trước những công trình tâm linh như khu lăng mộ đá cao cấp, đình chùa hay nhà thờ họ.

+Trụ đá: Cột đá hay cột nhà là một trong kiến trúc và kỹ thuật cấu trúc của một tòa nhà hoặc một công trình xây dựng. Nó là một cấu trúc vững chắc theo chiều dọc và thường có hình trụ tròn hoặc hình vuông. Cột trụ được thiết kế để chống lại các lực phía bên trên ép xuống và đảm nhận vai trò nâng đỡ chính cho ngôi nhà.

Trụ đá nơi chịu lực chính của ngôi nhà

+Chân tảng đá: Là dạng chân tảng sử dụng kê cột tròn, đây là loại cột phổ biến nhất hiện nay. Mặt gương tiếp giáp với cột là đường vành tròn lớn hơn tầm 1cm so với đường kính cột nhà. Chân tảng đá có hai loại: vuông và tròn. Trên chân đá tảng cũng được các thợ thủ công có tay nghề tinh xảo chạm khắc những hoa văn truyền thống như: hoa sen, hoa cúc hoặc vân mây lượn sóng....

+Cuốn thư đá: Một dạng của bình phong, có tác dụng che chắn, chống lại những luồng khí xấu xâm nhập vào một địa điểm nào đó, đây cũng chính là ý nghĩa phong thủy của cuốn thư đá. Trong cuốn thư đá được chia làm hai phần: phần bút tượng trưng cho trí tuệ, phần kiếm biểu tượng cho sức mạnh. Trên phần cuốn thư đá được trang trí họa tiết bắt mắt

Cuốn thư đá có nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy



+Lư hương đá: Không đơn giản là dụng cụ thờ cúng bình thường mà sản phẩm này còn mang rất nhiều ý nghĩa. Nó chính là sự tượng trưng cho văn hóa thờ cúng Việt và còn thể hiện chân lý của đạo phật.

+ Đèn đá: dùng để trang trí sân vườn hay thờ cúng trong các nhà thờ, đình chùa... thường được dùng theo cặp mang ý nghĩa tâm linh rất lớn để cho bàn thờ gia tiên được sáng, tinh thông, sạch sẽ


Ý nghĩa văn hóa tâm linh của nhà thờ họ

Trong tiềm thức mỗi người dân Việt dù đi đâu về đâu thì đều hướng về tổ tiên- nơi mình được sinh ra, nơi khởi thủy của dòng tộc. Bởi vậy, nhà thờ họ luôn có ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong tình cảm của mỗi con người.
Khác với nền văn hóa Phương Tây, người Phương Đông rất coi trọng cội rễ, nguồn gốc. Cùng với biểu tượng: gốc đa, giếng nước, sân đình, những hình ảnh tiêu biểu từ bao đời nay của làng quê Việt Nam thì nhà thờ họ còn là sự gắn kết và tiếp nối của bao thế hệ từ muôn đời nay. Gia phả và nhà thờ họ là điểm tựa tinh thần của con người từ quá khứ đến hiện tại. Là nơi ghi chép thế hệ theo hệ thống huyết mạch, trên dưới, khiến cho muôn đời con cháu nhìn vào thì thấy rõ ràng, chi tiết. Ngoài việc ghi chép đầy đủ lịch sử của gia tộc và thế thứ các nhánh, các chi của mỗi dòng họ, gia phả còn mang giá trị nhân văn sâu sắc.
Nhà thờ họ được nhìn từ bản thiết kế 3D

Ở mỗi nền văn hóa thì lịch sử gia phả cũng có sự khác nhau: văn hóa Phương Đông, lịch sử gia phả đã có trên 3000 năm, Phương Tây thì mới có gần 500 năm. Gia phả được coi như một bức tranh lịch sử thu nhỏ của một dòng họ, thậm chí lớn hơn là của một làng, một vùng đất cùng với những sự kiện lịch sử, những biến đổi xã hội liên tục, sự tham gia và những ảnh hưởng của dòng họ đến tiến trình của lịch sử xã hội của những vùng, miền khác nhau, là tư liệu quý giá mà hậu thế sẽ có được những bài học về cuộc sống, về nhân cách, về những giá trị lịch sử, về việc học hành... mà không một tài liệu nào có được.

Là lịch sử văn hóa của dòng họ, gia phả còn được coi như một di sản văn hóa quý giá. Không chỉ là cơ sở để dòng họ, các chi họ lần tìm về gốc rễ, chắp nối cội nguồn, gia phả còn luôn giữ vai trò quan trọng xuyên suốt trong việc củng cố gia tộc, gia đình và giáo dục đạo đức cho con cháu. Bởi vì, gia phả không chỉ giúp cho con cháu biết gốc gác của mình từ đâu, họ hàng là ai, tổ tiên công đức ra sao, gia phả còn được gọi là gia bảo vì đó là lịch sử của tổ tiên nhiều đời truyền lại, chứa đựng những điều tổ tiên muốn gửi gắm lại cho đời sau. Từ gia phả, từ gia tộc, từ tiểu chi đến đại tông, cả dòng họ. Đó chính là sự đa hướng, đa lớp để bảo vệ nề nếp gia phong, truyền thống dòng họ, thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc hôm nay và mai sau.

Nhà thờ họ là nơi lưu giữ những giá trị cội nguồn



Gia phả được các nhà sử học coi là nguồn bổ sung cực kỳ quan trọng cho chính sử bởi những thông tin từ các nhân vật, sự kiện của dòng họ đều được ghi lại một cách trung thực, cụ thể, rõ ràng, chi tiết . Việc thờ cúng tổ tiên là nền tảng của gia đình Việt Nam, hướng về nguồn cội là những cảm xúc, những tâm tư cùng một thế giới tâm linh trong sáng, thiêng liêng với những cảm hứng vang vọng, xuất phát từ đáy lòng qua sự khôi phục, bổ sung và duy trì sự liên tục của gia phả dòng họ, nhà thờ họ là trào lưu văn hóa đang phát triển ở nước ta hiện nay.

Nhà thờ họ cũng là nơi lưu giữ những di vật của tổ tiên. Đây có thể được coi như một bảo tàng thu nhỏ của dòng họ bởi nó chứa đựng rất nhiều thông tin về dòng họ. Nội thất bên trong nhà thờ được sắp đặt trang nghiêm, có thứ tự rõ ràng và sự sắp sếp có chủ ý thể hiện những thông tin về gia đình, dòng họ được kết cấu một cách chu đáo, đầy đủ để con cháu trong họ cũng như người ngoại tộc có thể hiểu khá tường tận về lịch sử của dòng họ cùng những con người, những danh nhân của dòng họ.

Nhà thờ họ được coi như điểm hội tụ, thờ cúng tổ tiên, ông bà, những người anh hùng, những danh nhân, những người có công với đất nước, làm lưu danh tổ tiên của đất nước, của dân tộc. Nhà thờ họ luôn có một vị trí đặc biệt trong thế giới tâm linh của những người còn sống giúp họ nhớ lại những đỉnh cao vinh quang của dòng họ, những tấm gương sáng của tổ tiên và đồng thời những ước vọng của mỗi còn người trong dòng họ được nguyện cầu tại đây.

Là lịch sử văn hóa của dòng họ, gia phả còn được coi như một di sản văn hóa quý giá. Không chỉ là cơ sở để dòng họ, các chi họ lần tìm về gốc rễ, chắp nối cội nguồn, gia phả còn luôn giữ vai trò quan trọng xuyên suốt trong việc củng cố gia tộc, gia đình và giáo dục đạo đức cho con cháu. Bởi vì, gia phả không chỉ giúp cho con cháu biết gốc gác của mình từ đâu, họ hàng là ai, tổ tiên công đức ra sao, gia phả còn được gọi là gia bảo vì đó là lịch sử của tổ tiên nhiều đời truyền lại, chứa đựng những điều tổ tiên muốn gửi gắm lại cho đời sau. Từ gia phả, từ gia tộc, từ tiểu chi đến đại tông, cả dòng họ. Đó chính là sự đa hướng, đa lớp để bảo vệ nề nếp gia phong, truyền thống dòng họ, thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc hôm nay và mai sau.
Nhà thờ họ - nơi gắn kết những giá trị văn hóa tinh thần của hậu thế



Gia phả được các nhà sử học coi là nguồn bổ sung cực kỳ quan trọng cho chính sử bởi những thông tin từ các nhân vật, sự kiện của dòng họ đều được ghi lại một cách trung thực, cụ thể, rõ ràng, chi tiết . Việc thờ cúng tổ tiên là nền tảng của gia đình Việt Nam, hướng về nguồn cội là những cảm xúc, những tâm tư cùng một thế giới tâm linh trong sáng, thiêng liêng với những cảm hứng vang vọng, xuất phát từ đáy lòng qua sự khôi phục, bổ sung và duy trì sự liên tục của gia phả dòng họ, nhà thờ họ là trào lưu văn hóa đang phát triển ở nước ta hiện nay.

Nhà thờ họ cũng là nơi lưu giữ những di vật của tổ tiên. Đây có thể được coi như một bảo tàng thu nhỏ của dòng họ bởi nó chứa đựng rất nhiều thông tin về dòng họ. Nội thất bên trong nhà thờ được sắp đặt trang nghiêm, có thứ tự rõ ràng và sự sắp sếp có chủ ý thể hiện những thông tin về gia đình, dòng họ được kết cấu một cách chu đáo, đầy đủ để con cháu trong họ cũng như người ngoại tộc có thể hiểu khá tường tận về lịch sử của dòng họ cùng những con người, những danh nhân của dòng họ.

Nhà thờ họ được coi như điểm hội tụ, thờ cúng tổ tiên, ông bà, những người anh hùng, những danh nhân, những người có công với đất nước, làm lưu danh tổ tiên của đất nước, của dân tộc. Nhà thờ họ luôn có một vị trí đặc biệt trong thế giới tâm linh của những người còn sống giúp họ nhớ lại những đỉnh cao vinh quang của dòng họ, những tấm gương sáng của tổ tiên và đồng thời những ước vọng của mỗi còn người trong dòng họ được nguyện cầu tại đây.






Những ước nguyện của con cháu được thể hiện qua nhà thờ họ


Nhà thờ họ luôn có một ý nghĩa sâu sắc trong tâm linh mỗi người dân Việt, là hình ảnh của tổ tiên, cội nguồn. Khi nhắc về nhà thờ họ mỗi con người dù đi xa hay ở đâu về đều đều có một tình cảm linh thiêng, thánh thiện. Trong công trình này, bao gồm nhiều hạng mục, công trình khác nhau: từ những chi tiết nhỏ nhất như chân tảng đá đến cuốn thư đá hay chiếu rồng... Tất cả các hạng mục đó đều được làm từ chất liệu đá xanh Thanh Hóa hoặc đá trắng để tôn lên vẻ đẹp tinh tế, sang trọng vốn có. Thanh Thanh Tùng tự hào là đơn vị thi công đá mỹ nghệ uy tín, chất lượng trên cả nước.









Hotline: 097.929.8888